Lịch sử Thành_phố_trực_thuộc_trung_ương_(Trung_Hoa_Dân_Quốc)

Giai đoạn còn kiểm soát đại lục

Trong giai đoạn lịch sử khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc còn kiểm soát đại lục Trung Quốc, có tất cả mười hai thành phố trực thuộc trung ương, gồm:

Biên hiệuTênĐịa điểm hiện tạiBiên hiệuTênĐịa điểm hiện tạiBiên hiệuTênĐịa điểm hiện tại
51Nam Kinh南京Nam Kinh, Giang Tô55Thiên Tân天津Thiên Tân59Hán Khẩu漢口Vũ Hán, Hồ Bắc
52Thượng Hải上海Thượng Hải56Trùng Khánh重慶Trùng Khánh60Quảng Châu廣州Quảng Châu, Quảng Đông
53Bắc Bình北平Bắc Kinh57Đại Liên大連Đại Liên, Liêu Ninh61Tây An西安Tây An, Thiểm Tây
54Thanh Đảo青島Thanh Đảo, Sơn Đông58Cáp Nhĩ Tân哈爾濱Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang62Thẩm Dương瀋陽Thẩm Dương, Liêu Ninh

Hệ thống cấp bậc thành phố trực thuộc trung ương được ra đời vào năm 1927 sau khi chúng được phân cấp là "thành phố" trong thập niên 1920. Các thành phố này lúc đầu được gọi là các thành phố đặc biệt (tiếng Trung: 特別市; bính âm: tébíeshì, Hán-Việt: đặc biệt thị), sau đó đổi thành thành phố trực thuộc Viện (tiếng Trung: 院轄市; bính âm: Yùanxíashì, Hán-Việt: Viện trực thị).

Giai đoạn không còn kiểm soát đại lục

Sáu thành phố trực thuộc trung ương ở Đài Loan được thành lập sau khi Trung Hoa Dân Quốc lấy lại quyền kiểm soát đảo này sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đài Bắc trở thành thành phố trực thuộc Viện vào năm 1967; Cao Hùng là năm 1979; Đài Trung và Đài Nam và Tân Bắc là năm 2010, Đào Viên năm 2014. Từ năm 1994, thành phố trực thuộc Viện (Viện trực thị) chính thực được gọi là thành phố trực thuộc trung ương (trực hạt thị) nhằm nhấn mạnh tính tự chủ của các thành phố này. Ngoài sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá thì luật pháp Trung Hoa Dân Quốc còn quy định loại thành phố này phải có dân số trên 1.250.000 người.